Tổng quan đất nước và con người Nhật Bản
Tổng quan đất nước và con người Nhật Bản
1. Vị trí địa lý Nhật Bản
Nhật Bản nằm ở khu vực phía Đông Châu Á, phía Tây Thái Bình Dương là một đảo quốc cho nên xung quanh đất nước bốn bề đều là biển. Về mặt địa lý, lãnh thổ Nhật Bản bao gồm 3900 đảo nhỏ trong số đó có 4 đảo chính là Honshu, Hokkaido, Kyushu, Shikoku, rừng núi chiếm khoảng 97% tổng diện tích.
Nhật Bản diện tích là 379.954 km2, chiếm 0.3% tổng diện tích trên toàn thế giới. Nhật Bản có 47 tỉnh, mỗi tỉnh có đến hàng chục thị trấn và thành phố khác nhau. Trong đó, có 10 thành phố lớn mạnh nhất là Kyoto, Tokyo, Hiroshima, Naha, Sapporo, Nikko, Yokohama, Fukuaka, Nagoya, Osaka.
Về mặt địa lý Nhật Bản có nhiều núi lửa nhưng núi cao nhất phải nhắc đến Phú Sĩ với chiều cao 3776m, đây cũng là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất của đất nước Nhật Bản. Thấp nhất là Hachinohe Mine sâu 160m do nhân tạo và hồ Hachirogata sâu 4m.
1.2. Đặc điểm khí hậu Nhật Bản
Do nằm trên vành đai Thái Bình Dương cho nên khí hậu của Nhật Bản thuộc vùng ôn đới với 4 mùa rõ rệt. Mùa hè ấm, ẩm bắt đầu vào khoảng giữa tháng 7. Mùa xuân và mùa thu là những mùa dễ chịu nhất trong năm. Mùa đông nước Nhật chìm đắm trong tuyết rơi, nhiệt độ có khi xuống dưới -30 độ C.
Chính vì địa hình mỗi năm Nhật Bản hứng chịu hàng trăm trận động đất, núi lửa phun trào, sóng thần lớn nhỏ. Riêng bão ở Nhật Bản sẽ xuất hiện quanh năm nên hãy chuẩn bị sẵn tâm lý cho chuyến đi của mình.
2. Kinh tế Nhật Bản
Chiến lược phát triển kinh tế của đất nước Nhật Bản đó là tập trung vào phát triển khoa học, công nghệ và kỹ thuật. Đặc biệt sản xuất gỗ và đánh bắt thủy hải sản cũng là hai ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia này. Thủ đô Tokyo của Nhật Bản nổi tiếng là một trong những đô thị hoa lệ và hiện đại bậc nhất thế giới. Là trung tâm tài chính – kinh tế của quốc gia với nhiều công ty và tập đoàn lớn có quy mô toàn cầu.
Nhật Bản là đất nước nghèo nàn về khoáng sản, diện tích canh tác ít do có nhiều núi lửa nên thường xuyên xảy ra động đất lại phải chịu hậu quả to lớn mà các cuộc chiến tranh để lại. Có lẽ vì thế mà kinh tế Nhật Bản cũng chia ra làm nhiều thời kì phát triển như: Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Thế nhưng Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh một cách mạnh mẽ. Cùng với việc thực hiện cải cách nên đạt được rất nhiều thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, xã hội. Nhật Bản đứng đầu thế giới về sản phẩm công nghiệp trở thành cường công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Hoa Kỳ. Ngành đánh bắt thủy hải sản, sản xuất gỗ trở thành hai ngành phát triển nhất của Nhật Bản. Sản lượng đánh bắt hàng năm rất lớn lên đến hàng nghìn tấn cá mỗi năm.
Đất nước Nhật Bản chia ra làm 4 vùng kinh tế tương đương với bốn đảo lớn. Vùng Honshu có kinh tế phát triển nhất bởi tập trung các trung tâm công nghiệp như Osaka, Kyoto, Yokohama, Tokyo. Thủ đô hoa lệ Tokyo trung tâm tài chính, đô thị hiện đại hàng đầu thế giới, tập trung hầu hết các tập đoàn, công ty lớn có vốn đầu tư từ 1 tỷ Yên trở lên.
3.Văn hóa và phong tục tập quán của con người Nhật Bản
Trong văn hóa và phong tục tập quán, người Nhật Bản cũng có nét đặc sắc rất riêng khác biệt với bất cứ dân tộc nào trên thế giới. Cùng tìm hiểu những thông tin giới thiệu về văn hóa Nhật Bản sau đây để khám phá nét độc đáo khác biệt của người Nhật.
3.1. Văn hóa về chào hỏi
Giới thiệu về Nhật Bản đầu tiên phải nói đến văn hóa chào hỏi đặc trưng của người Nhật. Tất cả lời chào đến từ người Nhật Bản đều đi kèm với một cái cúi chào. Người Nhật tuân thủ theo nguyên tắc:
- Ai nhìn thấy trước chào trước
- Người nhỏ tuổi hơn/ cấp dưới phải chào trước
- Người Nhật không có thói quen bắt tay. Tuy nhiên, với họ việc bắt tay cũng không được xem là hành động thất lễ.
Cách chào cơ bản của người Nhật Bản: Hai người đứng đối diện nhau, cách nhau một khoảng, cúi người xuống 20 – 30 độ và giữ nguyên từ 2 – 3 giây. Đối với phụ nữ, nếu không cầm gì, họ sẽ chụm hai tay đặt tại vị trí dưới cơ thể và cúi chào. Nếu đang ngồi trên ghế thì phải đứng dậy để cúi chào. Hoặc nếu ngồi trên sàn thì đặt úp hai lòng bàn tay xuống sàn, hai bàn tay cách nhau 10 – 20cm, cúi đầu thấp xuống sàn nhà 10 – 15cm.
3.2.Văn hóa xin lỗi
Đối với người Nhật, hành động ngồi quỳ sát đất thể hiện lời xin lỗi chân thành và sâu sắc. Tuy nhiên, đối với người nước ngoài, hành động này giống với việc thờ cúng, không liên quan tới bất kỳ ý nghĩa nào như xin lỗi.
3.3. Văn hoá trà đạo
Trà đạo là nét văn hóa đặc trưng của người Nhật. Sự cầu kỳ, tinh tế của nó khiến cả thế giới phải thán phục. Văn hóa trà đạo không đơn thuần là những phép tắc pha trà và uống trà, thông qua đó, người Nhật truyền tải những giá trị tinh thần cần có.
Tinh thần trà đạo nổi tiếng với 4 chữ:
“Hòa”: Sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên.“Kính”: Tôn trọng bề trên, yêu thương bố mẹ, bạn bè và con cháu.
“Thanh”: Tâm hồn thanh tịnh và thanh khiết.
“Tịnh”: Sự vắng lặng, yên tĩnh khiến con người cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái và tĩnh lặng
3.4.Văn hóa đón Tết
Giới thiệu về văn hóa Nhật Bản, không thể bỏ qua lễ tết độc đáo của quốc gia này. Trước thế kỷ 19, Nhật Bản đón tết Nguyên Đán tương tự như Việt Nam. Đến năm Minh Trị thứ 5, Nhật Hoàng đã ký sắc lệnh áp dụng lịch phương Tây trong đời sống cho đến ngày nay. Phong tục đón tết tại Nhật Bản hết sức độc đáo, có thể kể đến như:
- Treo Shimenawa trước cửa nhà
-
Người Nhật quan niệm cây thông mang sự may mắn và trường thọ, cây tre là chiếc thang đón thần năm mới đến nhà. Vì vậy, vào năm mới, người Nhật thường đặt cây Kadomatsu hoặc cây nêu gồm những cành cây xếp vào những ống tre vát chéo trước cửa nhà hoặc công ty.
- Osechi ryori – bữa ăn truyền thống vào dịp tết
-
Osechi ryori là bữa ăn đặc biệt bao gồm: rau thái mỏng, đậu luộc, hải sản và một số món ăn khác. Người Nhật sẽ trang trí chúng trong chiếc hộp gọi là Jubako. Từng món ăn cần được chuẩn bị trước khi kết thúc năm cũ và dùng trong năm mới. Mỗi món ăn tượng trưng cho cho một điều may mắn trong năm mới như sức khỏe, trường thọ, hạnh phúc, may mắn và mùa màng bội thu.
Trước bữa ăn Osechi ryori, người Nhật uống một loại rượu thảo dược gọi là Otoso. Họ quan niệm nếu uống rượu Otoso sẽ giúp họ tránh khỏi những cám dỗ từ quỷ dữ.
- Ăn bánh Ozoni vào mùng 1 Tết
-
Có một truyền thuyết kể rằng thần Toshidon đã xuất hiện vào mùng 1 tết để ban tặng bánh dày Ozoni cho các em bé ngoan ngoãn. Từ đó, người Nhật thường ăn bánh Ozoni vào dịp này với mong muốn được hưởng món quà từ thần linh. Theo thời gian, nó đã trở thành một tập tục ăn sâu vào văn hóa người Nhật.